Các nguyên tắc lý thuyết dow, nguồn gốc lý thuyết dow, Lý thuyết Dow
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow (phần 2)
Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc của khái niệm Lý thuyết Dow cũng như 3 nguyên tắc cơ bản đầu tiên của lý thuyết Dow. Lý thuyết Dow hay những quan điểm của Charles Dow là nền tảng cho sự phát triển của phân tích kỹ thuật ngày nay.Bài viết sau đây sẽ phân tích 3 nguyên tắc cơ bản còn lại của lý thuyết Dow mà bạn cần biết.
4. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau
Theo Dow, không quan trọng là tín hiệu thị trường tăng hay giảm giá có thể xảy ra trừ khi cả hai chỉ số bình quân phải đưa ra cùng một tín hiệu tương đồng, tức là chúng củng cố lẫn nhau. Ông cho rằng cả hai chỉ số phải cùng vượt qua đỉnh cao thứ hai của đợt trước đó để chứng minh rằng một thị trường tăng giá bắt đầu hay tiếp diễn.
Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau |
Trên đây là ví dụ về Lý thuyết Dow trong khi xem xét thị trường dài hạn.
Khi một xu hướng tăng giá tiếp diễn thì cả hai chỉ số Dow Industrial (Công nghiệp) và Transports (Đường sắt) đều tăng. Một ví dụ tiếp theo về sự tương đồng của hai chỉ số trong lý thuyết Dow.
Vào đầu năm 1997 (điểm I), chỉ số đường sắt Dow đã chứng minh cho sự phá vỡ trước đó trong chỉ số công nghiệp. Tháng 5 (điểm 2), chỉ số công nghiệp Dow đã chứng minh mức cao trước đó trong chỉ số đường sắt.
5. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
Dow công nhận khối lượng giao dịch là một yếu tố đứng thứ hai nhưng không kém phần quan trọng trong việc xác nhận những tín hiệu giá. Có thể nói đơn giản rằng, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát ỉriển của xu huớng chính. Trong một xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm. Trong một xu hướng giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng.
Dow xem khối lượng giao dịch là một chỉ báo có tầm quan trọng thứ hai. Ông quan sát những tín hiệu mua và bán hoàn toàn dựa trên giá đóng cửa. Ngày nay, các chỉ báo phức tạp về khối lượng giúp chúng ta xác định khối lượng đang gia tăng hay suy giảm. Những nhà giao dịch khôn ngoan sẽ biết sử dụng kiến thức này để đánh giá biến động giá và xem liệu hai chỉ số này có củng cố lẫn nhau hay không.
6. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu đảo chiều
Trong bài viết về Triết lý tiền đề của phân tích kỹ thuật, chúng ta đã nhắc tới một quy tắc vật lý về biến động thị trường, trong đó một vật thể đang chuyển động (trong trường hợp này là một xu hướng) có khuynh hướng tiếp tục chuyển động cho đến khi những tác động ngoại vi khiến nó thay đổi hướng đi. Có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà giao dịch phát hiện ra những tín hiệu đảo chiều, bao gồm nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá, đường xu hướng và đường trung bình di động… Một số chỉ báo còn có thể đưa ra cảnh báo sớm về nguy cơ mất xung lượng. Nếu tất cả chúng không cho thấy điều gì có nghĩa là xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn.
Công việc được xem là khó khăn nhất đối với một người theo lý thuyết Dow hay bất kỳ một nhà giao dịch theo xu hướng nào là phân biệt một sự hiệu chỉnh thứ yếu trong xu hướng hiện tại với giai đoạn tín hiệu đầu tiên của một xu hướng mới đảo nghịch. Ví dụ sau đây minh họa cho hai tình huống thị trường khác nhau. Trong hình 6a, sự hồi phục tại điểm C thấp hơn đỉnh A trước đó. Sau đó, giá lại rớt xuống dưới điểm B. Sự xuất hiện của hai đỉnh thấp hơn và hai đáy thấp hơn đã tạo ra một tín hiệu bán rõ ràng tại điểm mà B bị phá vỡ (điểm S). Đôi khi, mô hình đảo chiều này ám chỉ đến thuật ngữ có tên gọi là “phân kỳ âm” (failure swing).
Trong hình 6b, đỉnh C cao hơn đỉnh A. Giá sau đó lại giảm xuống dưới B. Một số người theo lý thuyết Dow cổ thể sẽ không xem sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ S1 là một tín hiệu bán thật sự.
Họ cho rằng chỉ mới xuất hiện những ngưỡng thấp thấp hơn chứ chưa có ngưỡng cao thấp hơn. Họ mong muốn nhìn thấy sự hồi phục lên điểm E, thấp hơn điểm c và tìm kiếm một mức thấp mới nằm dưới D. Với họ, S2 đại diện cho một tín hiệu bán thực sự với hai đỉnh thấp hơn và hai đáy thấp hơn.
Mô hình đảo chiều trong hình 6b được gọi là “phân kỳ dương”.
Một phân kỳ âm (trong hình 6a) là một mô hình yếu hơn mô hình phân kỳ dương trong hình 6b. Hình 6c và 6d là ví dụ tương tự nhưng tại của đáy thị trường
Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản còn lại của lý thuyết Dow mà bạn cần biết. Như vậy, lý thuyết Dow với 6 nguyên tắc cơ bản đã tạo ra nền tảng cho phân tích kỹ thuật hiện đại sau này.
Bất chấp công nghệ máy tính cùng những công cụ chỉ báo phức tạp khác ra đời, lý thuyết Dow vẫn được công nhận và sử dụng bởi nhiều nhà phân tích kỹ thuật.
Đây là những kiến thức mà bạn không thể bỏ lỡ nếu bạn là một nhà đầu tư theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật.
COMMENTS